Bạn Nguyễn Thị Nghi (sinh viên) chia sẻ: “Cả năm em đã quanh quẩn một mình ở thành phố, còn mẹ thì một mình ở quê. Tết đến là em lại đau đáu để được về cùng mẹ thôi”. Với Nghi - cô bé sinh viên vừa ngoài 20 tuổi một mình bươn chải ở thành phố, Tết năm nay thật khó để về nhà. Nhà nghèo, lại chỉ còn mỗi mẹ, Nghi đã tự mình vừa làm vừa học, chỉ mong một ngày cuộc sống sẽ tốt lên. “Em chọn trường này vì học phí thấp. Em nghĩ với sức của mình chắc cũng ráng cố để làm thêm kiếm tiền học, còn đâu tích cóp ít gửi về mẹ hoặc cuối năm về quê”. Trong đôi mắt của cô gái mới ngoài 20 ấy, vẫn ánh lên những tia hy vọng Tết này được về quê, được sà vào tay mẹ và cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm giao thừa.
![]() |
Nguyễn Thị Nghi chia sẻ, mấy năm trước, có khi Nghi phải vay tiền bạn bè để cố mua vé về quê với mẹ. Nhưng năm nay khó khăn cứ chồng chất khó khăn. Ở thành phố công việc làm thêm cũng bấp bênh. Ở quê nhà thì phải gồng mình qua đợt lũ. Nghi nghẹn ngào kể: “Năm nay lại càng khó. Lũ vừa rồi làm nhà em mất hết hoa màu. Mẹ chắc buồn lắm. Em vẫn mong Tết phải được về với mẹ, để ít nhất không có gì thì mẹ con còn có nhau. Dù khó đến mấy!”.
Có hoàn cảnh tương đồng với Nghi, chị Hồng Dương là công nhân tại một công ty bánh kẹo. Chị chia sẻ, hoàn cảnh khó khăn tới mức vợ chồng chị đành phải gửi 2 đứa con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Ở thành phố, hai anh chị luôn cố gắng chăm chỉ, làm nhiều việc khác nhau để tích cóp, gửi về quê mong cuối năm cả nhà đoàn tụ. Chị Hồng Dương chia sẻ: “Cả năm vất vả cũng chỉ mong mấy ngày Tết được ăn bữa cơm nóng cùng ba mẹ và 2 đứa nhỏ.”.
![]() |
Mấy năm trước, hai vợ chồng chăm chỉ cũng gom góp được chút ít gửi tiền về quê, chứ bản thân anh chị cũng phải đón Tết xa nhà vì vé về quê đắt. Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, chồng thì mất việc, chị Dương bị giảm lương, 2 vợ chồng lại thêm nhiều nỗi lo. “Dù thế nào cứ nghĩ tới mấy đứa nhỏ, tới ba mẹ và mâm cơm ngày Tết quây quần là hai anh chị lại có thêm động lực cố gắng” - chị Dương tự nhủ.
Một hoàn cảnh khác, Kim Nam - sinh viên năm 2 tại Đại học Mở TP.HCM chia sẻ đã 2 năm chưa được về nhà. Bố mất sớm, chỉ có 2 mẹ con Nam nương tựa vào nhau. “Ngày em đi học, mẹ phải chạy vạy khắp nơi để tích cóp đủ cho em một chút mang theo". Vì hoàn cảnh còn khó khăn, ngoài đảm bảo việc học ở trường, Nam còn tranh thủ đi làm thêm để tự trang trải cuộc sống.
“Em còn bận học nên làm thêm cũng không được bao nhiêu. Tháng nào chăm chỉ cũng được tầm 2 triệu. Vậy là tốt lắm rồi. Em chỉ mong sao Tết này được về quê với mẹ, đã 2 năm rồi mẹ đón Tết một mình” - Nam ngậm ngùi.
![]() |
Quang Trí (sinh viên năm 4, Đại học Bách khoa) chia sẻ, gia đình nghèo, bố lại mất sức lao động, cả gia đình trông cậy vào mẹ. Trí dù đang là sinh viên nhưng cũng cố gắng làm thêm để đủ tiền trang trải cuộc sống. Chương trình học tại Đại học Bách Khoa vốn đã “nặng” nhưng cậu vẫn sắp xếp để có thời gian đi gia sư, kiếm thêm thu nhập. “Mẹ đã vất vả nhiều rồi. Em cũng chỉ cố thêm một chút để gia đình bớt gánh nặng. Biết đâu nỗ lực rồi năm nay sẽ được về quê ăn Tết cùng cả nhà” - Trí chia sẻ niềm mong ước.
![]() |
Tết không chỉ là một dịp sum vầy, mà hơn cả đó là nguồn động lực cho những người con xa quê làm việc chăm chỉ, nỗ lực hơn để trở về.
“Mang Tết về nhà” tiếp thêm sức mạnh cho những người con xa quê
Thấu hiểu và trân trọng nỗ lực của những người con xa quê, chương trình “Mang Tết về nhà" nằm trong chuỗi hành trình “Thấy Pepsi là thấy Tết" được Công ty Suntory PepsiCo phối hợp với Trung ương Đoàn, Bamboo Airways (đồng hành vận chuyển) tổ chức. Đại diện Suntory PepsiCo cho biết, “Mang Tết về nhà" sẽ giúp cho hàng nghìn người đang làm việc, học tập xa quê được về nhà đón Tết.
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Phó Tổng Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam chia sẻ về hành trình “Mang Tết về nhà”: “Về nhà là tiếng gọi thiêng liêng nhất mỗi dịp Tết về. Thế nhưng, không phải đứa con xa quê nào cũng có thể thực hiện được niềm mong mỏi đó giữa những bôn ba cơm áo gạo tiền nơi đất khách quê người. Thấu hiểu được điều này, nhãn hàng Pepsi của Suntory PepsiCo mong muốn thông qua chương trình “Mang Tết về nhà” chia sẻ phần nào gánh nặng về kinh tế của những người lao động và sinh viên xa nhà, đồng thời lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng”.
Ông bày tỏ, mỗi chuyến đi, mỗi tấm vé đều là một câu chuyện đầy ý nghĩa. Mỗi câu chuyện đều của những người luôn nỗ lực trong cuộc sống, dù chỉ là những điều nhỏ nhoi như khao khát được về quê đón Tết, đều đáng được trân trọng và động viên.
![]() |
Hành trình nhân văn “Mang Tết về nhà" được tổ chức bởi PepsiCo Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Đoàn và hãng hàng không Bamboo Airways |
Theo dõi chương trình “Mang Tết về nhà” tại: https://www.facebook.com/Pepsivietnam/ hoặc https://www.facebook.com/Pepsivietnam/photos/a.113436125455399/2188951464570511/ Chi tiết chương trình xem tại: http://MangTetvenha.DoanThanhnien.vn. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Nhiều người xa quê chờ ngày ‘mang Tết về nhà’3 khách mời gồm có: cầu thủ Nguyễn Văn Quyết (sinh năm 1991, lĩnh vực Thể dục thể thao), Đại uý Vũ Trọng Đại (sinh năm 1985, lĩnh vực Nghiên cứu khoa học - sáng tạo) và bác sĩ Trần Anh Tú (sinh năm 1989, lĩnh vực Lao động sản xuất) đang giao lưu trực tuyến với độc giả báo VietNamNet.
Riêng bác sĩ Trần Anh Tú trả lời câu hỏi của độc giả từ xa vì đang làm nhiệm vụ chống dịch ở Hải Dương.
Đây là 3 nhân vật trong số 20 nhân vật được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức. Giải thưởng được tổ chức thường niên nhằm vinh danh những người trẻ đạt được các thành tích xuất sắc ở lĩnh vực của mình trong năm qua.
Dưới đây là tóm tắt một số thành tích của các khách mời và nội dung buổi giao lưu.
![]() |
1. Cầu thủ bóng đá Nguyễn Văn Quyếtlà đội trưởng Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội FC. Năm 2020, Văn Quyết đã đạt được một số thành tích đáng kể: nằm trong top 10 Vận động viên tiêu biểu thể thao Việt Nam, giành cúp Quả bóng Vàng Việt Nam, đạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất V.League mùa bóng 2019-2020, Á quân V-League 2020, Vô địch Cúp quốc gia, Vô địch Siêu cúp quốc gia.
Bên cạnh đóng góp chuyên môn, Văn Quyết còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, chung sức cùng Chính phủ và toàn xã hội đẩy lùi, kiểm soát Covid-19. Cụ thể, anh ủng hộ 130 triệu đồng, mua thiết bị y tế và nhu yếu phẩm cho bệnh viện Bạch Mai; tham gia chương trình Chủ Nhật Đỏ - Hiến máu nhân đạo…
Trường Vinh , Nam - 34 Tuổi
- Là một cầu thủ chứng minh được năng lực trên sân cỏ, tuy nhiên để đạt được danh hiệu Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2020 là rất khó khăn khi phải vượt qua rất nhiều ứng viên. Trong khi thời điểm đạt danh hiệu này, Quyết đã gần 30 tuổi - độ tuổi vốn không phải sung sức nhất của một cầu thủ, Quyết có bất ngờ?
Cầu thủ Văn Quyết: Đối với bản thân tôi, tôi không quá bất ngờ bởi đây là một hành trình dài phấn đấu trong suốt chặng đường 10 năm qua, từ giải thưởng Cầu thủ trẻ năm 2010 cho đến các giải Quả bóng Bạc Việt Nam năm 2016 và giải thưởng Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2020.
Khương Nguyễn , Nam - 39 Tuổi
- Theo Quyết tại sao đến sau gần 15 năm thi đấu, bản thân mình mới chạm được danh hiệu này? Liệu có phải năm qua, Quyết mới thực sự quyết tâm hay các năm trước đây, các cầu thủ khác quá xuất sắc?
Cầu Thủ Văn Quyết: Để chạm được đến danh hiệu cá nhân không chỉ đòi hỏi yếu tố chuyên môn mà còn cần tới sự may mắn. Nếu mọi người đã theo dõi Quyết thì sẽ biết danh hiệu này chỉ là một phần nỗ lực của cá nhân, đó còn là sự nỗ lực của cả một tập thể. Với Quyết, trong suốt chặng đường 15 năm qua, mình cũng cảm thấy rất may mắn khi được cùng đội tuyển và câu lạc bộ đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trần Phú , Nam - 27 Tuổi
- Sau này nếu con trai muốn theo nghiệp cầu thủ như bố, anh có sẵn sàng ủng hộ con theo con đường đó không?
Cầu Thủ Văn Quyết: Nếu cháu có đam mê thật sự, bản thân Quyết sẽ luôn luôn đồng hành, giúp đỡ để con có thể tiếp nối sự nghiệp của bố.
Hoàng Huyền , Nữ - 25 Tuổi
- Nếu mai này không thể tiếp tục đá bóng, Văn Quyết sẽ làm nghề gì?
Cầu thủ Văn Quyết: Nếu sau này tôi không còn đá bóng, tôi có thể sẽ theo học các lớp quản lý hoặc làm huấn luyện viên bóng đá.
Tiến Tài , Nam - 34 Tuổi
- Giai đoạn khó khăn nhất với anh là khi nào?
Cầu thủ Văn Quyết: Tôi nhớ đó là khoảng đầu năm 2019, sau một trận đấu vòng bảng của giải đấu AFC CUP, tôi bị chấn thương và rách cơ đùi trước, phải nghỉ dưỡng thương và điều trị mất 2 tháng. Đây cũng là giai đoạn đội bóng gặp rất nhiều khó khăn khi không có thành tích tốt, đứng ở cuối bảng. Lúc đó tôi suy nghĩ rất nhiều và luôn mong muốn có thể quay trở lại sớm nhất để cùng đồng đội vực dậy kết quả của câu lạc bộ.
Thu Hoài , Nữ - 30 Tuổi
- Bàn thắng nào có ý nghĩa nhất với Quyết trong sự nghiệp?
Cầu thủ Văn Quyết: Đó là bàn thắng vào lưới CLB Than Quảng Ninh ở vòng đấu cuối của V. League năm 2016. Bàn thắng duy nhất được ghi vào phút giờ thứ 3 của trận đấu (90+3) đó của mình đã giúp CLB Hà Nội giành chức vô địch V.League năm đó.
Còn nếu nói về ấn tượng, đó là bàn thắng vào lưới của CLB Manchester City trong khuôn khổ trận giao hữu giữa đội tuyển quốc gia Việt Nam và câu lạc bộ vào năm 2015. Đó cũng là bàn thắng duy nhất của trận đấu, mặc dù đội tuyển chúng ta bị thua 7-1.
Trung Hiếu , Nam - 33 Tuổi
- Quyết có đặt mục tiêu sẽ tiếp tục giành được danh hiệu Quả bóng Vàng Việt Nam trong năm 2021 không?
Cầu thủ Văn Quyết: Bản thân tôi sẽ cố gắng hết sức cùng CLB Hà Nội thi đấu và đạt được những thành tích tốt hơn trong năm 2021. Đó sẽ là những tiền đề để tôi có thể đạt được danh hiệu cá nhân. Bởi để đạt được danh hiệu Quả bóng Vàng Việt Nam, không chỉ nỗ lực cá nhân là đủ mà còn phải là những kết quả của tập thể mà mình là thành viên đóng góp. Riêng cá nhân tôi, sẽ cố gắng thi đấu tốt, ghi được nhiều bàn thắng cho đội tuyển và câu lạc bộ.
Trọng Hưng , Nam - 34 Tuổi
- Các cầu thủ trẻ thường xông xáo, nhiệt huyết nhưng ngược lại cũng hay bị cái tôi cá nhân, sự mất bình tĩnh làm ảnh hưởng và chắc cũng không ít những mâu thuẫn, thậm chí xô xát. Với vai trò là người đội trưởng, Quyết định hướng cho các bạn trẻ ra sao?
Cầu thủ Văn Quyết: Quyết cũng có may mắn và được tín nhiệm giao cho vai trò đội trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam cũng như CLB Hà Nội. Bản thân cá nhân Văn Quyết luôn luôn phối hợp với ban huấn luyện để làm sao duy trì sự ổn định, đoàn kết của đội bóng. Các cầu thủ, không chỉ các cầu thủ trẻ mà ai cũng sẽ có những cái tôi riêng. Nhưng với vai trò là đội trưởng, tôi thường định hướng cho các cầu thủ hướng về những mục tiêu chung. Bóng đá là môn thể thao tập thể, không có cá nhân nào lớn hơn tập thể. Một tập thể đoàn kết thì có thể đánh bại mọi đối thủ.
Trọng Hưng , Nam - 34 Tuổi
- Các cầu thủ trẻ thường xông xáo, nhiệt huyết nhưng ngược lại cũng hay bị cái tôi cá nhân, sự mất bình tĩnh làm ảnh hưởng và chắc cũng không ít những mâu thuẫn, thậm chí xô xát. Với vai trò là người đội trưởng, Quyết định hướng cho các bạn trẻ ra sao?
Cầu thủ Văn Quyết: Quyết cũng có may mắn và được tín nhiệm giao cho vai trò đội trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam cũng như CLB Hà Nội. Bản thân cá nhân Văn Quyết luôn luôn phối hợp với ban huấn luyện để làm sao duy trì sự ổn định, đoàn kết của đội bóng. Các cầu thủ, không chỉ các cầu thủ trẻ mà ai cũng sẽ có những cái tôi riêng. Nhưng với vai trò là đội trưởng, tôi thường định hướng cho các cầu thủ hướng về những mục tiêu chung. Bóng đá là môn thể thao tập thể, không có cá nhân nào lớn hơn tập thể. Một tập thể đoàn kết thì có thể đánh bại mọi đối thủ.
Tuyết Trinh , Nữ - 32 Tuổi
- Quyết và Duy Mạnh được biết đến là 2 anh em cọc chèo. Hai bạn có “ăn ý” với nhau trên sân tập cũng như khi ở nhà vợ hay không?
Cầu thủ Văn Quyết: Quyết vừa là đội trưởng, vừa lớn tuổi trong đội, lại là ảnh cả trong gia đình. Do đó, mình phải làm sao hài hòa không chỉ trong bóng đá mà còn cả trong các sinh hoạt gia đình. Trong tập luyện và thi đấu, Quyết và Mạnh luôn tập trung chuyên môn, thi đấu sòng phẳng, thậm chí máu lửa, không nhường nhịn, đúng vai các cầu thủ chuyên nghiệp.
Còn ở nhà, hai anh em chưa bao giờ có chuyện gì hục hặc và luôn cố gắng để 2 chị em nhà vợ vui vẻ, hạnh phúc nhất (cười).
Khánh Duy , Nam - 31 Tuổi
- Trong giới bóng đá, Quyết hâm mộ cầu thủ nào nhất và tại sao? Tương tự đội bóng nào và tại sao?
Cầu thủ Văn Quyết: Trong giới bóng đá, Quyết hâm mộ nhất cầu thủ Kaka ở thời điểm đang thi đấu cho CLB AC Milan và đội tuyển quốc gia Brazil. Bởi Quyết thích lối chơi của Kaka, ngoài ra anh ấy cũng thi đấu đúng vị trí mà Quyết đang chơi.
CLB AC Milan cũng là câu lạc bộ mà Quyết yêu thích nhất, bởi những thành tích và lịch sử lâu đời của đội bóng này.
Văn Hùng , Nam - 37 Tuổi
- Dù thuộc thế hệ 9X, nhưng nay Quyết cũng đã chạm mốc 30. Nhiều người cho rằng, với các cầu thủ chuyên nghiệp, đặc biệt với thể lực của người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thì đây được xem là sườn dốc bên kia của sự nghiệp và sẽ khó có những bước tiến mới. Quyết có nghĩ vậy không?
Cầu thủ Văn Quyết: Tôi cho rằng 30 tuổi đối với bản thân mình chưa phải là độ tuổi được xem là sườn dốc bên kia của sự nghiệp và thi đấu đỉnh cao.
Tôi sẽ cố gắng phấn đấu để chứng minh cho bạn và mọi người thấy rằng cầu thủ Việt Nam nói chung và cá nhân tôi nói riêng có thể thi đấu đỉnh cao trong nhiều năm nữa.
Các bạn có thể thấy, hiện nay, có khá nhiều các cầu thủ của Việt Nam ngoài 35 tuổi vẫn thi đấu đều đặn ở giải vô địch quốc gia V.League mà vẫn có được kết quả ấn tượng.
Mạnh Dũng , Nam - 32 Tuổi
- Để tiếp tục duy trì phong độ ở độ tuổi này, lịch tập luyện và sinh hoạt của Quyết ra sao?
Cầu thủ Văn Quyết: Ngoài việc ăn uống, ngủ, nghỉ theo chế độ như các cầu thủ chuyên nghiệp khác, tôi luôn luôn cố gắng tập luyện đầy đủ giáo án mà ban huấn luyện câu lạc bộ đưa ra. Ngoài ra, mỗi ngày, tôi cũng tự lập thêm các bài tập riêng của huấn luyện viên thể lực để phù hợp với cơ thể mình. Bởi mỗi người có cơ địa khác nhau. Chúng tôi đặc biệt không uống bia, rượu.
Ngoài tập luyện, ăn uống, tôi cũng có những sinh hoạt hằng ngày như những người bình thường khác. Tôi vẫn dành thời gian rảnh để đi chơi cùng gia đình.
Hoa Mai , Nữ - 29 Tuổi
- Tôi thấy Việt Nam chúng ta hiện nay có nhiều cầu thủ khá chất lượng. Tuy nhiên, người giỏi thường đi kèm với nhiều lời mời quảng cáo. Hiện, một số cầu thủ trẻ thậm chí cũng sa vào quảng cáo, trong khi chuyên môn có phần giảm sút. Quyết có thể chia sẻ cách để các cầu thủ giữ cân bằng việc này?
Cầu thủ Văn Quyết:Với cầu thủ, việc đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là tập trung chuyên môn, tuân thủ các bài tập, chế độ sinh hoạt để làm sao duy trì được phong độ tốt nhất. Ngoài công việc, mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình. Ngoài bóng đá, cầu thủ cũng đều có các hoạt động khác. Cá nhân Quyết luôn ưu tiên hàng đầu cho việc tập luyện, chuyên môn để duy trì phong độ tốt. Bởi tôi nghĩ, khi cầu thủ có chuyên môn tốt thì việc được mời chào quảng cáo cũng là chuyện bình thường và tất yếu. Cái cốt là mình phải xác định được đâu việc mình cần ưu tiên.
Vinh , Nam - 30 Tuổi
- Trước kia anh từng du học ở đâu? Việc học có ảnh hưởng gì đến lựa chọn nghề nghiệp hiện tại không? Cơ duyên nào đưa anh về Viettel làm việc.
Đại úy Vũ Trọng Đại:Trước đây tôi từng du học tại trường Ecole des Ponts Paristech (Pháp) từ năm 2008-2014. Sau khi tốt nghiệp tôi làm việc cho tập đoàn Peugoet Citroen (PSA) chuyên về ô tô tại Pháp. Trong quá trình học tập và làm việc tại nước ngoài, tôi đã hình thành niềm đam mê hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất. Khi về Việt Nam, tôi đã lựa chọn tập đoàn Viettel để "đầu quân" vì đây là một trong những tập đoàn lớn nhất cả nước đầu tư về lĩnh vực nghiên cứu phát triển. Tôi cảm thấy mình may mắn vì được làm việc ở những nơi phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân.
Trần Tiến , Nam - 24 Tuổi
- Cơ duyên đưa anh trở thành một cầu thủ? Ai là người truyền đam mê này cho anh?
Cầu thủ Văn Quyết:Tôi cũng như bao nhiêu cầu thủ khác, có niềm yêu thích và đam mê với bóng đá từ nhỏ. Tôi từng thi đấu cho các đội tuyển trẻ của huyện và rồi may mắn được chú ý, tuyển vào CLB Viettel Thể Công năm 2015.
Tại đây, tôi đã được rất nhiều các danh thủ từng là huyền thoại một thời của bóng đá Việt Nam (như danh thủ Hồng Sơn, trung vệ Mạnh Dũng,...) dạy bảo, hỗ trợ, giúp đỡ để có được như ngày hôm nay.
Trần Loan , Nữ - 37 Tuổi
- Tôi được biết Văn Quyết có một người vợ xinh đẹp và hết mực ủng hộ chồng. Theo anh, vậy điều thiệt thòi nhất khi là vợ của một cầu thủ bóng đá là gì?
Cầu thủ Văn Quyết: Thực sự tôi có rất ít thời gian bên gia đình nhỏ của mình. Đó có lẽ cũng là điều thiệt thòi của những người vợ, gia đình và những người thân thiết của các cầu thủ nói chung. Bởi vậy, cứ mỗi quãng thời gian được nghỉ thi đấu, tôi luôn dành thời gian tối đa có thể cho vợ và con trai của mình.
Văn Đại , Nam - 29 Tuổi
- Văn Quyết có thể bật mí mức lương của một cầu thủ trong giai đoạn “đỉnh cao” nhất?
Cầu thủ Văn Quyết:Thu nhập của các cầu thủ là chuyện riêng tư như mọi người khác. Quyết rất cảm ơn sự quan tâm của độc giả với giới cầu thủ nhưng như theo quy chế phát ngôn của câu lạc bộ Hà Nội thì đây được xem là một trong những điều không thể tiết lộ (Cười)
Triều Dương , Nam - 26 Tuổi
- Lịch trình một ngày của anh diễn ra như thế nào? Chắc hẳn việc tập luyện cũng chiếm khá nhiều thời gian, vậy anh thường tận dụng thời gian bên gia đình ra sao?
Cầu thủ Văn Quyết:Một ngày của Quyết phụ thuộc vào kế hoạch, lịch trình giáo án của ban huấn luyện. Còn với những hôm được nghỉ, buổi sáng Quyết có thể đưa con trai đi học, đưa vợ đi làm, sau đó có thể thư thả nhâm nhi cafe, buôn chuyện với bạn bè.
Buổi trưa nào cũng phải ăn cùng tập thể đội bóng, ngủ trưa và tập luyện vào buổi chiều. Buối tối Quyết sẽ về nhà nghỉ ngơi cùng gia đình.
Minh Phương , Nữ - 19 Tuổi
- Anh Văn Quyết ơi, anh có thể kể lại chuyện anh gặp chị Huyền My và yêu nhau trong hoàn cảnh nào không ạ?
Cầu thủ Văn Quyết: Xin cảm ơn bạn đã quan tâm nhưng câu hỏi này hơi riêng tư nên mình xin phép từ chối (cười).
Mai Loan , Nữ - 30 Tuổi
- Nếu được chọn một người có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp của anh để nói lời cảm ơn, người đó là ai?
Cầu thủ Văn Quyết: Có rất nhiều người ảnh hưởng đến sự nghiệp và hành trình của Quyết. Để nói đến một người thì thật khó. Bởi mỗi giai đoạn, Quyết đều nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người.
Đến thời điểm hiện tại, tôi nghĩ gia đình có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp của mình. Đây cũng là nguồn động lực của mình mỗi khi nhìn về, nghĩ đến.
Thảo Vân , Nữ - 23 Tuổi
- Là một cầu thủ của đội tuyển quốc gia, bóng đá đã đem lại cho anh những điều gì?
Cầu thủ Văn Quyết:Đối với Quyết, bóng đá đã mang lại rất nhiều thứ, thậm chí là tất cả những gì mà Quyết đang có ngày hôm nay.
Còn với vai trò là cầu thủ đội tuyển quốc gia, đó không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm với bản thân mình. Tôi nghĩ bóng đá không chỉ giúp tôi thỏa mãn đam mê mà còn thực hiện trách nhiệm đóng góp xã hội, cống hiến cho đất nước.
![]() |
2. Đại uý Vũ Trọng Đạilà giám đốc Trung tâm Kết cấu Vật liệu, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Anh là người chủ trì và trực tiếp tham gia những nghiên cứu quan trọng, công bố 4 sáng chế cấp Nhà nước, 6 sáng kiến cấp Viện, 1 bài báo quốc tế. Tiến sĩ Vũ Trọng Đại cũng được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giai đoạn 2017-2018, là điển hình xuất sắc Viettel toàn cầu Viettel’s Star 2018, là nhân viên xuất sắc ngành dọc 2019 cấp tập đoàn…
Mai Ngô , Nữ - 35 Tuổi
- Tôi rất tò mò con đường trở thành Giám đốc Trung tâm Kết cấu Vật liệu của anh. Tôi được biết anh giữ vị trí này ở độ tuổi còn khá trẻ. Điều đó có thực sự dễ dàng?
Đại úy Vũ Trọng Đại:Viettel là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu cả nước. Áp lực và yêu cầu trong công việc rất cao. Để được làm việc trong môi trường hết sức cạnh tranh đó đã khó, trở thành người quản lý phụ trách còn khó hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt, đối với những người trẻ như tôi, trong quá trình thực hiện dự án tôi đã trải qua không ít khó khăn, nhưng qua những khó khăn đó, tôi trưởng thành hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn. Với tôi, tự học hỏi, tự nghiên cứu là chủ yếu. Tôi luôn chủ động trong việc học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới, áp dụng vào thực tế công việc.
Mai Đăng Khoa , Nam - 31 Tuổi
- Theo anh Đại, Việt Nam có thể chế tạo mọi chi tiết hoặc tự nghiên cứu tất cả công nghệ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ hay không?
Đại úy Vũ Trọng Đại:Theo mình, việc chủ động nghiên cứu 1 công nghệ từ a-z là không cần thiết. Bởi, hiện nay, thế giới công nghệ là thế giới phẳng. Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng những nghiên cứu sẵn có trên thế giới của những người đi trước. Chúng ta nên tập trung vào thiết kế hệ thống, lựa chọn những công nghệ lõi cần làm chủ và tích hợp hệ thống để làm ra sản phẩm. Còn những vấn đề công nghệ khác chúng ta có thể tận dụng được bằng cách hợp tác với các đơn vị khác (các đơn vị đã làm chủ những công nghệ đó).
"Hãy đứng trên vai những người khổng lồ thay vì tự chúng ta phải phấn đấu thành những người khổng lồ".
Việc đầu tư vào nghiên cứu toàn bộ công nghệ trên thế giới là hết sức tốn kém và không khả thi. Do đó, chúng ta nên lựa chọn những công nghệ thuộc thế mạnh để nghiên cứu chuyên sâu, đạt được những thành tựu nhất định vươn tầm thế giới.
Nguyễn Hùng Cường , Nam - 17 Tuổi
- Năm nay cháu học cấp 3. Cháu rất thích được làm trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, nhưng cháu lại học môn Toán không được tốt lắm. Điều này có ảnh hưởng gì không ạ? Trước đây, chú có phải là người học giỏi Toán không?
Đại úy Vũ Trọng Đại:Bản thân mình học chuyên toán từ những năm cấp 3. Việc bạn chưa học tốt môn Toán nói riêng và những môn tự nhiên nói chung thì sẽ gặp những rào cản nhất định trên con đường theo đuổi lĩnh vực khoa học - kỹ thuật. Tuy nhiên, bạn còn trẻ, nếu bạn có niềm đam mê lĩnh vực này thì bạn cần củng cố kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, ngoài ra bạn cũng cần chăm chỉ tiếp tục trau dồi, đặt mục tiêu phấn đấu để tạo động lực thúc đẩy bản thân theo đuổi đam mê của chính mình.
Phương Mai , Nữ - 35 Tuổi
- Ngày đầu về đầu quân cho Viettel, anh có bị ‘ngợp’ không? Tôi nghe nói, môi trường ở đây khá áp lực. Điều đó có ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sự cống hiến cho khoa học của anh?
Đại úy Vũ Trọng Đại: Những ngày đầu mới làm việc tại Viettel, tôi khá choáng ngợp với văn hóa làm việc tại đây. Môi trường năng động, chuyên nghiệp và vô cùng áp lực, thể hiện qua việc nhân viên được giao những mục tiêu cao, đòi hỏi chúng tôi phải hết sức nỗ lực. Để thực hiện nhiệm vụ, tôi đã tự thúc đẩy bản thân, tìm tòi cách làm mới để hoàn thành tốt nhất có thể.
Làm việc trong môi trường như vậy giúp tôi được rèn luyện, trưởng thành nhanh hơn và ngày càng có nhiều đóng góp cho tập thể.
Phạm Tiến Hải , Nam - 17 Tuổi
- Chú cho cháu hỏi, muốn học về hàng không vũ trụ có nhất thiết phải đi du học không ạ? Cháu thấy ngành học này nếu chỉ học ở trong nước sẽ rất khó phát triển có đúng không ạ?
Đại úy Vũ Trọng Đại: Ngành học hàng không vũ trụ không nhất thiết phải đi du học. Hiện tại có hai trường đại học ở Việt Nam đang đào tạo về lĩnh vực này. Cụ thể Đại học Bách khoa và Đại học Quốc gia. Các bạn sinh viên tốt nghiệp những trường này đều được tuyển dụng, làm việc ở những tập đoàn lớn như Viettel, Vietnamairlines, Vingroup... trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, cơ khí, ô tô, hàng không... Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn nên đi du học tại các nước phát triển mạnh lĩnh vực hàng không vũ trụ như Mỹ, Pháp, Nga... Điều này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm cơ hội về nghề nghiệp trong tương lai.
Minh Thuý , Nữ - 30 Tuổi
- Anh Đại chia sẻ một chút về gia đình riêng của mình được không?
Đại úy Vũ Trọng Đại:Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ trong công việc, phấn đấu sự nghiệp bản thân. Tính chất công việc của tôi khá bận rộn, không có thời gian cụ thể, có thể không có cuối tuần, không có ngày nghỉ. Chính vì thế, vợ tôi có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc gia đình tôi, giúp tôi yên tâm công tác.
Hoài Anh , Nữ - 16 Tuổi
- Cháu chào chú Đại. Cháu là con gái, đang học cấp 3 và thích các ngành khoa học tự nhiên. Nhưng bố mẹ cháu bảo con gái học những ngành ấy vất vả, khô khan mà lại thường không đạt được thành công như nam giới. Cháu muốn nghe ý kiến của chú về việc này ạ? Chú có thấy phụ nữ trong ngành của chú vẫn thành công trong công việc không ạ?
Đại úy Vũ Trọng Đại: Tôi xin khẳng định giới tính không ảnh hưởng gì đến sự thành công trong công việc. Mọi nỗ lực của bản thân đều được ghi nhận. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên nói chung và hàng không vũ trụ nói riêng, có nhiều nhà khoa học nữ và những nữ chuyên gia hàng đầu thế giới. Ngay trong đơn vị tôi đang công tác có những đồng nghiệp nữ rất nổi bật. Họ làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và đạt được nhiều thành tích quan trọng. Tất cả những điều họ đạt được đều nhờ sự cố gắng hết sức, trau dồi kiến thức và tích cực theo đuổi đam mê nghề nghiệp của mình.
Hằng , Nữ - 29 Tuổi
- Làm nghiên cứu khó nhất là gì vậy anh Đại?
Đại úy Vũ Trọng Đại: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và dự án mà tôi đã có cơ hội được tham gia, khó khăn lớn nhất mà tôi cảm thấy đó là làm thế nào để giữ vững niềm tin cho anh em trong đơn vị. Khi nghiên cứu vấn đề mới, chúng tôi không biết có thể thành công hay không? Nếu thất bại sẽ có thể khiến mọi người nản chí. Do đó, việc giữ niềm tin cho anh em, đoàn kết đồng lòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu đề ra là điều vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, chúng tôi đều trang bị cho mình 1 tinh thần "Thắng không kiêu, bại không nản, không sợ sai, không sợ hỏng. Sai đến đâu thì sửa còn hỏng thì làm đến khi đạt mới thôi".
Liễu , Nữ - 31 Tuổi
- Để đạt được thành công như hôm nay, anh Đại có phải hi sinh điều gì không?
Đại úy Vũ Trọng Đại: Theo tôi, để đạt được thành công bản thân phải biết cố gắng và chấp nhận. Chẳng hạn, tôi phải bỏ qua những sở thích cá nhân như chơi thể thao, đi du lịch... để dành thời gian cho công việc. Những chuyện này đối với tôi không phải hy sinh, mà là động lực để bản thân tập trung hoàn toàn 100% vào nghiên cứu khoa học, công nghệ.
Trương Tấn Tùng , Nam - 39 Tuổi
- Bạn hài lòng với điều gì nhất về bản thân trong thời điểm hiện tại?
Đại úy Vũ Trọng Đại: Hiện tại, tôi đang có một gia đình hạnh phúc, một công việc tuyệt vời. Điều quan trọng nhất là tôi cảm thấy hài lòng khi được làm công việc mà mình đam mê, theo đuổi, có gia đình làm hậu phương vững chắc, luôn tin tưởng, ủng hộ tôi.
Khánh Chi , Nữ - 33 Tuổi
- Anh Đại có thể chia sẻ thất bại lớn nhất trong sự nghiệp của anh cho đến nay không? Anh rút ra điều gì từ những sai lầm hay những việc mình làm chưa tốt?
Đại úy Vũ Trọng Đại:Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi gặp không ít thất bại. Việc chọn hướng sai trong quá tình nghiên cứu sẽ mất thời gian, mất chi phí cơ hội, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Đã có thời điểm cả đội phải ngồi chờ 6 tháng để đợi 1 nhóm giải quyết vấn đề. Trong thời gian đó mọi người đều khá bi quan, niềm tin về thành công giảm sút rất nhiều.
Yêu cầu trong công việc là phải tìm ra được vấn đề mấu chốt cuối cùng, không được nản chí, thấy khó từ bỏ. Để vượt qua những thất bại đó, chúng tôi luôn phải tìm tòi những cách làm mới, phi truyền thống, cách tiếp cận khác biệt để giải quyết vấn đề một cách triệt để. Đây cũng là kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra được để hạn chế thất bại tối đa.
Hoàng Đào , Nam - 28 Tuổi
- Là người trẻ tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ và gặt hái được những thành công nhất định. Bạn có lời khuyên gì cho những bạn trẻ cùng đam mê với mình không?
Đại úy Vũ Trọng Đại:"Đừng sợ thất bại". Đó là điều tôi muốn nhắn nhủ nhất cho những bạn trẻ đang theo đuổi nghiên cứu khoa học công nghệ trong và ngoài nước, đang ngồi trên ghế nhà trường hay đã đi làm. Bởi, tôi tin rằng, trong cuộc sống cũng như trong việc, nếu chúng ta có ý chí và nghị lực thì thành công hay thất bại cũng đều là động lực. Đặc biệt, với những ai đam mê nghiên cứu khoa học, từ thất bại biết đâu đó sẽ mở ra cho bạn một hướng đi mới, một cơ hội mới trong tương lai.
Ngọc Nữ , Nữ - 35 Tuổi
- Anh Đại có đang hài lòng với công việc của mình không? Nếu được thay đổi điều gì đó thì anh muốn thay đổi điều gì trong công việc của anh?
Đại úy Vũ Trọng Đại:Tôi khá hài lòng với công việc hiện tại của mình. Nếu cần thay đổi, tôi mong muốn được học hỏi nhiều hơn, nghiên cứu sâu thêm về những lĩnh vực liên quan bên cạnh lĩnh vực chính của mình. Điều này lại đòi hỏi thêm nhiều thời gian và công sức nhưng nếu có thể, tôi rất muốn thực hiện.
Minh Liên , Nữ - 37 Tuổi
- Ai là người có ảnh hưởng lớn nhất với anh trong công việc?
Đại úy Vũ Trọng Đại:Khi về nước, được làm việc tại tập đoàn, được tiếp xúc với những con người ưu tú từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo các cấp của tập đoàn trong vai trò người dẫn dắt, truyền lửa, cũng như các đồng nghiệp xuất sắc trong chuyên môn công tác, tôi như ngày càng được định hình rõ nét hơn trong con đường phấn đấu, phát triển bản thân. Với tôi, tất cả lãnh đạo và đồng nghiệp trong đơn vị đều có ảnh hưởng tích cực đến bản thân, đặc biệt với những thành công nhất định mà tôi đã đạt được.
An Nhiên , Nữ - 32 Tuổi
- Anh có những dự định gì trong tương lai cho bản thân không?
Đại úy Vũ Trọng Đại:Là một người trẻ trong thời đại công nghệ 4.0, để thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học trong đơn vị, tôi tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân hơn nữa; tham gia nhiều hơn vào các dự án nhà nước để phát triển sản phẩm, tăng tính nội địa hóa thay vì đi nhập khẩu nước ngoài. Làm chủ các công nghệ lõi để phát triển các sản phẩm mới hơn, tối tân hơn, làm ra các sản phẩm tương đương với các nước đã phát triển, nghiên cứu.
Minh Liên , Nữ - 37 Tuổi
- Ai là người có ảnh hưởng lớn nhất với anh trong công việc?
Đại úy Vũ Trọng Đại:Khi về nước, được làm việc tại tập đoàn, được tiếp xúc với những con người ưu tú từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo các cấp của tập đoàn trong vai trò người dẫn dắt, truyền lửa, cũng như các đồng nghiệp xuất sắc trong chuyên môn công tác, tôi như ngày càng được định hình rõ nét hơn trong con đường phấn đấu, phát triển bản thân. Với tôi, tất cả lãnh đạo và đồng nghiệp trong đơn vị đều có ảnh hưởng tích cực đến bản thân, đặc biệt với những thành công nhất định mà tôi đã đạt được.
![]() |
3. Bác sĩ Trần Anh Tú đang công tác ở Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Năm 2020, anh đạt nhiều thành tích trong công tác điều tra chống dịch Covid-19. Cụ thể, anh trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát, cách ly, truy vết ca bệnh và những người tiếp xúc gần.
Trong suốt năm 2020, anh trực tiếp tham gia điều tra chống dịch Covid-19 tại các ổ dịch lớn như: Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Mê Linh (Hà Nội), TP. Đà Nẵng. Anh cũng là thành viên của Tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 thuộc Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19.
Nhờ những đóng góp đó, anh được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, nhận giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi năm 2020” do Trung ương Đoàn thanh niên trao tặng, nhận bằng khen Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu.
Lê Nam , Nam - 30 Tuổi
- Công tác tại vùng dịch Hải Dương, công việc chủ yếu của anh là gì?
Bác sĩ Trần Anh Tú: Tại TP Hải Dương và các huyện trong vùng dịch của tỉnh Hải Dương, tôi cùng đoàn công tác đi điều tra ca bệnh, phân tích số liệu các ca bệnh, nhận định tình hình dịch Covid-19. Sau đó, chúng tôi đưa ra biện pháp phòng chống dịch phù hợp với tình hình ấy.
Đoàn chúng tôi có 6 người (cả lái xe), hỗ trợ địa phương xây dựng hệ thống giám sát, giúp họ nhận định tình hình dịch và đưa ra các phương pháp chống dịch. Chúng tôi có mặt ở Hải Dương từ ngày 28/1 và ở lại đây khoảng 32 ngày. Chúng tôi cũng đón Tết Nguyên đán ngay ở vùng dịch này.
Hà Nam , Nam - 34 Tuổi
- Bác sĩ Trần Anh Tú đã tham gia công tác ở những vùng dịch nào? Anh có thể chia sẻ cảm xúc của anh khi tác nghiệp ở những khu vực nguy hiểm đó?
Bác sĩ Trần Anh Tú:Tôi từng vào vùng dịch Sơn Lôi ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc; ổ dịch thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, Hà Nội) và vùng dịch ở TP Đà Nẵng, tỉnh Hải Dương.
Tôi cảm thấy tự hào khi được cùng đồng nghiệp tham gia công tác ở những nơi như vậy. Dù có nguy hiểm nhưng chúng tôi coi đó là thử thách và nếu đủ đam mê, quyết tâm, khó khăn nào bạn cũng sẽ vượt qua.
Vũ Hoài , Nữ - 30 Tuổi
- Sau mỗi lần tiếp cận ổ dịch, các anh đều phải trải qua thời gian cách ly. Thời gian trong khu cách ly hẳn là không dễ chịu với nhiều người. Anh làm gì để vượt qua nó?
Bác sĩ Trần Anh Tú: Ở khu cách ly, mình vẫn làm việc online. Hiện, mình làm việc trực tuyến để hỗ trợ tỉnh Hải Dương, các bạn khó khăn gì về chuyên môn kỹ thuật mình sẽ hỗ trợ.
Đoàn Hương , Nữ - 27 Tuổi
- Sau 1 năm căng thẳng chống dịch cùng đồng nghiệp, sức khỏe của anh như thế nào?
Bác sĩ Trần Anh Tú: Tôi tăng cân vì khi đi chống dịch, chúng tôi được ăn uống đầy đủ, khoa học và đúng bữa. Ở nhà bận quá, đôi khi tôi bỏ bữa. Thành ra đi chống dịch tôi còn tăng cân hơn bình thường.
Về căng thẳng của nghề nghiệp, như các bạn biết đấy, càng căng thẳng đôi khi lại càng thú vị. Càng nhiều thử thách, mình càng có động lực, quyết tâm tập trung cho công việc, đỡ lo toan bộn bề khác.
Ngọc Ngân , Nữ - 25 Tuổi
- Công tác tại nhiều vùng dịch, sẽ như thế nào nếu quá trình làm việc, không may mắn anh có thể nhiễm bệnh?
Bác sĩ Trần Anh Tú: Khi theo đuổi công việc này, mình chấp nhận các rủi ro. Làm nghề gì cũng có nguy cơ, các ngành khác cũng vậy. Tuy nhiên khi bạn không may bị nhiễm bệnh, sẽ có nhiều người giúp bạn. Chúng ta có hệ thống điều trị rất tốt, không vấn đề gì cả.
Phan Tình , Nam - 27 Tuổi
- Anh làm việc gì đầu tiên khi trở về nhà sau thời gian cách ly?
Bác sĩ Trần Anh Tú: Vừa qua, Tết Nguyên đán, mình vẫn phải ở vùng dịch không thăm hỏi, gặp gỡ được nhiều người. Chắc sau khi về nhà, mình sẽ gặp mặt gia đình, bạn bè… - những người Tết mình chưa được gặp. Xa gia đình, người thân lâu nên mình rất nhớ.
Mình cũng như mọi người, đều có nhiều nhu cầu giao lưu, thăm hỏi nên mình hiểu những bức bách của người dân khi ở trong ổ dịch. Vì vậy, mình cố gắng để hỗ trợ địa phương thật tốt, ổ dịch kết thúc mới giúp mọi người quay trở lại cuộc sống bình thường.
Lê An , Nữ - 17 Tuổi
- Em là học sinh. Đợt dịch vừa qua thấy các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế rất vất vả nhưng cũng khiến em ngưỡng mộ. Em có thể làm gì để theo đuổi chuyên ngành dịch tễ như anh?
Bác sĩ Trần Anh Tú:Khá nhiều trường đại học có tổ chức đào tạo ngành Dịch tễ học. Các bạn cũng có nhiều cơ hội để theo đuổi ngành này. Thậm chí, bạn vào ngành này đơn giản hơn bác sĩ đa khoa vì điểm đầu vào khoảng 23-25 điểm. Các bạn có thể học cử nhân y tế công cộng, bác sĩ y tế dự phòng.
Nhưng công việc này cũng đòi hỏi là đi nhiều, xa nhà nhiều và thu nhập cũng không cao bằng cách ngành như bác sĩ điều trị. Tuy nhiên mỗi việc đều có thú vị riêng. Nếu không muốn đi lại, bạn cũng có thể chọn công việc ở văn phòng nghiên cứu khoa học.
Lê Minh Khuê , Nữ - 25 Tuổi
- Bác sĩ đánh giá như thế nào khi nhiều người cho rằng đây là ngành nguy hiểm?
Bác sĩ Trần Anh Tú: Theo tôi, làm nghề gì cũng có nguy cơ, người ta gọi là "sinh nghề tử nghiệp". Các ngành khác như công an, cứu hỏa, bộ đội… - cũng là nghề rất nguy hiểm, nhưng vẫn có nhiều người theo đuổi, cống hiến.
Ngành của chúng tôi có liên quan đến hóa chất, truyền nhiễm… Tuy nhiên, nhà nước luôn quan tâm đến y tế. Bản thân các bác sĩ chống dịch đều được trang bị thiết bị, đồ bảo hộ đầy đủ, chưa kể các bệnh viện dã chiến xây dựng nhanh và đạt tiêu chuẩn.
Tôi cho rằng, khi bạn đam mê, yêu thích thì nguy hiểm không phải vấn đề quá lớn. Nó giúp mình cẩn trọng hơn, học tính cẩn thận, nghiêm túc với nghề nghiệp để bảo vệ mình trong quá trình tác nghiệp.
Hân Nga , Nữ - 22 Tuổi
- Công tác tại vùng dịch tình cảm người dân đối với các bác sĩ như thế nào, anh có thể chia sẻ điều này được không?
Bác sĩ Trần Anh Tú: Chúng ta muốn chống dịch phải có người dân hỗ trợ. Khi tôi xuống các vùng dịch thăm hỏi về những bất tiện, khó khăn khi giãn cách xã hội, người dân vui vẻ nói họ ủng hộ chính sách của Nhà nước.
Họ cũng động viên chúng tôi cố gắng chống dịch sớm để được về nhà. Chúng tôi cũng có nhận được món quà nhỏ từ người dân. Ví dụ đến vùng trồng hoa Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) -các bác sĩ được tặng hoa. Sau này, tôi quay lại đây làm công tác đánh giá chống dịch cũng được cũng tặng những cây hoa hồng. Tôi rất cảm động.
Tôi muốn khẳng định rằng, chính nhờ người dân ủng hộ, đồng lòng mới có thể chống dịch hiệu quả. Tất cả các cơ quan ban ngành, toàn xã hội cùng chung tay.
Hoảng Hải , Nam - 25 Tuổi
- Em rất tò mò về ngành dịch tễ học, anh có thể chia sẻ một chút về công việc của anh và đồng nghiệp không?
Bác sĩ Trần Anh Tú: Công việc dịch tễ đa dạng. Trước khi xuất hiện dịch Covid-19, ở Việt Nam thường có các bệnh truyền nhiệm như: Cúm, tay chân miệng, sởi… khá phổ bến theo mùa. Là cán bộ y tế dự phòng, tôi luôn cập nhật, phân tích số liệu và đưa ra những nhận định, nguy cơ để phòng chống các dịch bệnh này.
Chúng tôi cũng đi xử lý ổ địch, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn người dân phòng bệnh, tổ chức tiêm chủng vắc xin cho toàn dân.
Ngoài ra, chúng tôi cũng phải giải quyết nhiều vấn đề khác như: Xử lý nước, môi trường, an toàn thực phẩm…
Có thể nói dịch tễ là ngành mang tính xã hội nhiều hơn khoa học. Khoa học một phần thôi còn mình phải hiểu biết về địa hình, văn hóa, kinh tế xã hội... từng vùng để có biện pháp, chiến dịch phù hợp.
Chúng tả phải hiểu bối cảnh địa phương, văn hóa của người dân, họ mới chia sẻ và đồng hành những người chống dịch.
Hải Hòa , Nam - 34 Tuổi
- Câu hỏi cho Theo đuổi công việc vất vả, khó khăn và nhiều nguy cơ, đến thời điểm hiện tại, anh có hối hận không?
Bác sĩ Trần Anh Tú: Tôi khẳng định là không. Khi xảy ra dịch bệnh, công việc chúng tôi bận rộn hơn. Nhưng tôi quan niệm, khó khăn chính là thử thách. Mình yêu thích công việc thì đều vượt qua được mọi khó khăn. Bên cạnh đó, mỗi dịch bệnh như bài toán, mình phải đối mặt, phải giải. Chúng tôi cảm thấy rất thú vị khi đối mặt với các thử thách đó.
Mỗi thử thách đem lại cho mình kinh nghiệm quý báu mà không sách vở nào có thể ghi chép lại chân thực như thế. Mỗi dịch bệnh đi qua chúng tôi càng có thêm kinh nghiệm, phản xạ của tôi càng chính xác hơn. Chúng tôi sẵn sàng đương đầu với những khó khăn như thế.
Thu Hà , Nữ - 27 Tuổi
- Cả năm qua thời gian ở vùng dịch và khu cách ly nhiều hơn ở nhà, bà xã và gia đình anh có ý kiến gì không khi vắng người trụ cột trong gia đình?
Bác sĩ Trần Anh Tú: Tôi đã lập gia đình và có con trai 4 tuổi. Tôi làm công việc này được 7 năm nay. Tính chất công việc của tôi thường xuyên phải đi xa nhà nên vợ và con cũng đã đều quen với việc này.
May mắn là gia đình nhỏ của tôi được ông bà hỗ trợ và bà xã cũng hiểu, thông cảm cho công việc của chồng nên không phàn nàn gì.
Tuy nhiên đợt Tết vừa rồi, gia đình ít người lại lắm việc không tránh khỏi những lúc vợ cũng buồn.
Bên canh đó, tôi cũng rất nhớ con, tôi thường xuyên gọi facetime về nhà để gặp cháu. Bố phải nói: “Bố đi công tác mua đồ chơi cho con” để an ủi cháu. Có facetime, chúng tôi không có khoảng cách về quang học chỉ có khoảng cách về tiếp xúc (cười).
Vòng bình chọn trực tuyến sẽ diễn ra đến hết ngày 6/3/2021 tại địa chỉ duy nhất www.tainangtrevietnam.vn. Sau khi có kết quả bình chọn trực tuyến, hội đồng sẽ họp phiên cuối cùng vào giữa tháng 3/2021 để chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. Lễ Tuyên dương GMTVNTB năm 2020 và kỷ niệm 25 năm Giải thưởng GMTVNTB dự kiến diễn ra vào ngày 22/3/2021.
|
PV
Năm 2019, GoStream được Facebook đưa vào danh sách 30 nền tảng được sử dụng để live-stream nhiều nhất trong 30 ngày trên thế giới.
" alt=""/>Giao lưu trực tuyến với 3 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểuCô gái 37 tuổi đầy quyết tâm này là một vận động viên Paralympic, một kỷ lục gia thế giới, một vận động viên thể hình từng đoạt giải và là bà mẹ một con - mặc dù Gui đã bị mất một chân trong tai nạn đường bộ khi mới 7 tuổi.
Hiện tại, cô lại tiếp tục thử thách bản thân bằng nhiệm vụ tiếp theo - thành lập một trung tâm khuyết tật với hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho hàng triệu người Trung Quốc giống như cô.
Với sự giúp đỡ từ hiệp hội người khuyết tật địa phương ở Yancheng, Gui và 4 người bạn đã thành lập Ngôi nhà dành cho người khuyết tật Wu’ai với mục đích giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp cao của 85 triệu người khuyết tật ở Trung Quốc.
Các cơ sở trung tâm khuyết tật này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của chính Gui về sự phân biệt đối xử trong thế giới lao động, bị từ chối liên tục bởi các nhà tuyển dụng cho rằng cô không phù hợp. “Tôi đã nộp đơn vào gần 20 công ty và tất cả họ đều nói như vậy”.
Sinh ra ở Nam Ninh, thủ phủ phía nam của tỉnh Quảng Tây, Gui được mẹ nuôi dưỡng vì cha cô mất trước khi cô được sinh ra. Ở tuổi lên 7, cuộc đời Gui rơi vào một bước ngoặt bi thảm, khi một chiếc xe tải lao vào cô trên đường đi học về. Khi tỉnh dậy, cô thấy một bên chân đã bị cắt cụt.
“Tôi thấy chân phải của mình bị cụt. Tôi sợ đến mức không thể ngừng khóc”, Gui nói. “Vào thời điểm đó, tôi không biết điều này sẽ có tác động lớn như thế nào đến cuộc sống sau này của mình”.
Cô không còn nhớ gì về vụ tai nạn, nhưng sẽ không bao giờ quên những lời chế nhạo tàn nhẫn mà mình phải chịu đựng ở trường về chiếc chân bị mất.
Là một cựu vận động viên Paralympic, Gui Yuna có câu chuyện truyền cảm hứng được lan truyền ở Trung Quốc. |
Bạn bè thường hành hạ cô bằng cách đạp chiếc nạng hoặc giật mạnh ghế khi cô ngồi xuống. Họ cũng ném mực và đặt sâu vào hộp bút chì của cô.
Gui nói: “Họ gọi tôi là một con què hay một con mèo ba chân. Lần đầu tiên, tôi đã khóc. Nhưng sau đó tôi nghĩ rằng: bạn có thể bắt nạt tôi theo cách bạn muốn, nhưng tôi sẽ ổn vì tôi có một trái tim dũng cảm”. Không muốn mẹ lo lắng thêm, Gui âm thầm nuôi dưỡng nỗi đau và sự tổn thương.
Năm 2001, cuộc đời Gui lại bất ngờ rẽ sang hướng khác, nhưng lần này tốt hơn khi trường học của Gui khuyến khích cô tham gia đội Paralympic.
Với niềm yêu thích thể thao bẩm sinh, cô đã đại diện cho Trung Quốc tại Paralympic mùa hè năm 2004 ở Athens, đứng thứ 7 ở nội dung nhảy xa. Năm 2007, Gui lập kỷ lục thế giới dành cho người khuyết tật khi nhảy qua xà cao 1,5m; tham gia rước đuốc cho Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh và Paralympic năm 2008.
Nhưng khi nghỉ thi đấu vào năm 2017, Gui phải đối mặt với sự phân biệt đối xử nhiều hơn và không thể xin được việc làm, mặc dù đã nộp đơn cho hàng chục công ty.
“Tôi đã ứng tuyển vào các vị trí trong ngành dịch vụ khách hàng và trợ lý. Tôi có bằng đại học chuyên ngành công tác xã hội và kỹ năng về tự động hóa văn phòng. Tôi không hiểu tại sao họ không nhận tôi”, Gui nói. "Đó là một trong những khoảnh khắc thất vọng nhất trong cuộc đời tôi”.
Cuối cùng, cô cũng có việc làm khi một doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất ở thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô, mời cô làm việc trong bộ phận dịch vụ khách hàng. Ít lâu sau, cô chuyển sang vai trò bán hàng đầy thử thách.
Sử dụng chính động lực để đạt được thành công khi còn là một vận động viên, Gui đã nhanh chóng đạt được kết quả kinh doanh đặc biệt và được thăng chức trở thành đối tác trong công ty - vị trí mà cô vẫn giữ cho đến ngày nay.
“Khách đặt hàng có lẽ một phần vì cảm thông cho tôi nhưng nhiều người khác nói rằng họ tin tưởng tôi và sản phẩm của tôi,” Gui nói.
![]() |
Gui Yuna dạy những người khuyết tật làm công việc thủ công tại Ngôi nhà của Người khuyết tật Wu’ai. |
Giờ đây, cô hy vọng trung tâm của mình sẽ truyền cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật Trung Quốc khác trở thành những người tự tin, được đóng góp cho xã hội, đồng thời phá tan định kiến của xã hội cho rằng người khuyết tật không có giá trị.
Mặc dù trình độ học vấn kém và thiếu kỹ năng làm việc được cho là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao của 85 triệu người khuyết tật, Gui cho biết, trọng tâm của cô sẽ là các lớp dạy nghề miễn phí cho phép người khuyết tật tự kiếm sống.
Một số kỹ năng thực tế có thể ứng dụng ngay như chỉnh sửa video và học cách thu hút khán giả trực tuyến nhằm thu hút nhà tài trợ, sẽ nằm trong số các kỹ năng được cung cấp.
Cô nói: “Tôi hy vọng chúng tôi có thể giúp những người khuyết tật tìm việc làm dễ dàng hơn để nhận ra giá trị của họ trong cuộc sống. Như một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc nói rằng ‘hãy dạy mọi người cách câu cá hơn là chỉ đưa cho họ cá’”.
“Chúng tôi không muốn người khác thương xót, chúng tôi muốn có cơ hội bình đẳng trong khi tìm kiếm việc làm”.
Quyết tâm sắt đá và thái độ tích cực của Gui gần đây đã thu hút nhiều sự chú ý khi cô lên sân khấu với bộ bikini và giày cao gót trong giải đấu thể hình đầu tiên, được tổ chức tại thành phố Hoài An, thuộc tỉnh Giang Tô.
Gui muốn truyền cảm hứng cho những người khuyết tật làm những gì họ muốn. |
Những hình ảnh này gây xôn xao trên mạng và trở thành nguồn cảm hứng cho hàng triệu người Trung Quốc khuyết tật như cô chỉ sau một đêm.
Gui không nghĩ rằng phần thưởng của cuộc thi thể hình đã mang lại danh tiếng cho cô; nhưng nó đã cho cô thấy sự công nhận và khích lệ từ công chúng.
“Có thể tôi giành được giải Nhất không phải vì sự chuyên nghiệp hay do cơ bắp của tôi, mà vì sự tự tin, bản lĩnh để đứng trên sân khấu và thể hiện bản thân trước mọi người,” Gui nói.
Trong khi nhiều người trên mạng chúc mừng Gui vì màn ra mắt thể hình của cô, thì một số người lại không khuyến khích điều này: “Chỉ có một chân, bạn đang khoe cái gì vậy?”.
Gui có con trai 12 tuổi hiện sống với chồng cũ. Đó là minh chứng cho việc người khuyết tật có thể làm được nhiều việc mà mọi người nghĩ là không thể - chẳng hạn như sinh con. “Trong tâm trí tôi, không có từ ‘không nên’. Tôi muốn thách thức những quan điểm cũ của mọi người”.
“Nghe tin tôi sinh được con trai, nhiều người hỏi tôi rằng phụ nữ một chân sinh con như thế nào?" Gui chia sẻ. “Tôi muốn nói với những người khuyết tật rằng, hãy làm những gì bạn muốn làm. Họ có thể lái xe, chúng ta cũng có thể lái xe; họ có thể có con, chúng ta cũng có thể có con”.
Trong cuộc sống hàng ngày, Gui thích tập các bài thể dục và chia sẻ chúng lên ứng dụng TikTok, nơi cô có 220.000 người theo dõi.
Gui vẫn là một người hâm mộ thể thao, chơi bóng rổ, cầu lông, bóng bàn, nhưng cưỡi ngựa là môn cô yêu thích nhất. “Tôi không sử dụng nạng khi cưỡi ngựa,” cô nói. “Khi ngồi trên ngựa, tôi coi nó như đôi chân của mình. Khi ngựa chạy, tôi có cảm giác như đang bay vậy”.
Những tấm huy chương mà Gui giành được. |
![]() |
Gui Yuna từng giành được kỷ lục thế giới về môn nhảy cao. |
Gui Yuna lấy mẫu sản phẩm đưa cho khách hàng. |
Gui Yuna bị mất chân trong một tai nạn đường bộ năm 7 tuổi. |
Xem thêm video: Nghị lực thép của cô gái khuyết tật
Mất một chân vì tai nạn ngày nhỏ, cô gái có cái tên rất buồn quyết không oán trách số phận. Thay vào đó, em sống tích cực và vui vẻ mỗi ngày.
" alt=""/>Cô gái một chân truyền cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật ở Trung Quốc